Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

Quá trình hình thành chè la bang

         Lịch sử trồng và phát triển cây chè ở La Bằng đã ngót nghét cả thế kỷ. Vào thời thuộc Pháp nơi đây đã có cả một đồn điền chè rộng lớn, đặt tại xóm la cút, xã La Bằng. La Bằng có địa hình nằm sát với dãy núi Tam Đảo chính vì vậy mà nơi đây có độ ẩm cao, khí hậu rất mát mẻ phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Trong những năm bao cấp đây là mảnh đất đầy tiềm năng bị bỏ ngỏ và trở thành một xã miền núi nghèo của huyện Đại Từ, diện tích tự nhiên là 2142 ha. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào trồng lúa và trồng màu. Những năm thời mở cửa cây lúa không còn chiếm sự độc tôn, cây chè đã lên ngôi. Chính từ đó mà cây chè đã đem lại cho người dân nơi đây cuộc sống ấm no và nghề làm chè bắt đầu hình thành và phát triển tù đó và cho đến ngày nay thì nghề làm chè đã trở thành một nghề mũi nhọn của người dân nơi đây.
        Hiện nay toàn xã có 220 ha đất trồng chè năng suất bình quân 98 tạ/ha. Đời sống chủ yếu của người dân chủ yếu chủ yếu dựa vào cây chè và cây lúa, đặc biệt là cây chè là cây trọng điểm phát triển nền kinh tế xoá đói giảm nghèo của người dân nơi đây, cây chè đã tạo nên một vùng lao động ổn định và là nguồn thu nhập chính cho khoảng hơn 800 hộ dân, với tổng số lao động là 1800. thu nhập của người dân từng ngày được nâng cao trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Đến nay toàn xã chỉ còn trên 50 hộ nghèo, và 98% số hộ có nhà xây kiên cố, trục đường chính liên xã và một số đường liên thôn đã được rải nhựa và bê tông hoá, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới, 90% hộ dân được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn bộ y tế, 100% các em trong độ tuổi đi học được đến trường, và có nhiều em thi đỗ đại học và cao đẳng.
       Do cây chè chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế ở địa phương, nên từ năm 2000 đảng uỷ và chính quyền địa phương đã chú trọng và sát sao chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ loại cây ăn quả, cây hoa màu cho năng xuất thấp, hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng chè và từng bước thay thế giống chè trung du già cỗi bằng các giống chè nhập nội : Long Vân, Keoamtich, Phúc Văn Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên, LDP1..., cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn giống chè trung du. Đưa KHKT vào áp dụng cho chăm sóc chế biến chè, sản xuất chè sạch an toàn, từ những sản phẩm làm ra chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bán trôi nổi trên thị trường, nay sản phẩm đã được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và sản phẩm đã được đóng gói bao bì đẹp và được nhiều nơi biết đến và đặc biệt sản phẩm Trà La Bằng thông qua các hội thi về chất lượng chè, liên hoan 10 làng chè ngon nhất tỉnh Thái Nguyên, lễ hội do tỉnh Thái Nguyên đều đạt giải nhất và được đánh giá rất cao về chất lượng. Hiện nay thương hiệu chè La Bằng rất nổi tiếng trong và ngoài nước.
       Nghề chè La Bằng hình thành và phát triển trong những năm qua ngoài mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân cũng giúp chính quyến địa phương có cái nhìn mới trong việc hoặch định chính sách phát triển kinh tế mới ở địa phương thời gian qua. Nghề chè La Bằng phát triển để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người dân thì nay đã được Đảng uỷ chính quyền xã La Bằng xác định đây là một nghề giải quyết được nhiều việc làm ổn định tại chỗ cho người dân địa phương, tận dụng được nhiều lao động và đặc biệt còn xác định đây là một nghề mang lại sự giàu có cho người dân và thực tế đã chứng minh điều đó.
        Tóm lại: Đến nay nghề chè tại La Bằng đã tồn tại và phát triển hơn 50 năm, thực tế cho thấy nó đã đem lại cái nhìn mới để phát triển kinh tế, góp phần vào việc chuyển đổi nghành nghề địa phương, vì vậy việc hình thành làng nghề, tạo điều kiện cho làng nghề tồn tại và phát triển thương hiệu chè la Bằng là rất cần thiết của người dân, nghệ nhân và đặc biệt là cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét